<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
45 Ngày Du Hóa Âu Châu
Tác giả: Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

45 NGÀY DU HÓA ÂU CHÂU

 

 

 

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA 

 

            Đáp lời mời của Thượng tọa Thích Tánh Thiệt, đương kim tọa chủ kiêm Đàn chủ Đại giới đàn Âu Châu lần thứ nhất, được trang trọng tổ chức tại chùa Thiện Minh, Lyon – Pháp Quốc trong những ngày 04, 05, 06 và 07 tháng 05 năm 1990. 

 

            Thượng tọa mời tôi vào khoảng tháng 07 năm 1989. Tôi hứa qua tham dự. Thứ nhất là để thăm thầy sau những năm xa cách, kế đến là cùng chung lo Phật sự một phần nào với thầy ;  vì, thầy và tôi cùng môn phái Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế. Cũng chính lý do chính đáng như thế, nên tôi phải tổ chức Đại lễ Phật đản tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại sớm hơn một vài ngày ;  bên cạnh đó, tôi không nhận đi thuyết giảng bất cứ một hội Phật giáo nào tại Hoa Kỳ và Canada trong năm 1990 nầy. 

 

          Rời Dallas ngày 01 tháng 05 năm 1990. Đến phi trường quốc tế De Gaulle và chuyển máy bay nội địa đến thẳng Lyon. Thầy Tánh Thiệt đón tôi với khuôn mặt từ ái vui vẻ, tay bắt mặt mừng với tinh thần gần như ruột thịt. 

 

          Một ngôi chùa mới được xây cất theo lối cổ kim hòa điệu, nằm trên một ngọn đồi cao. Chùa tuy không lớn, nhưng có một dáng dấp hùng mạnh. Gồm ba tầng. Tầng dưới làm phòng ăn, bếp núc và là nơi tá túc cho quý nữ Phật tử đến công quả. Tầng nhì xem như một giảng đường khiêm tốn. Tầng ba là Chánh điện chính. 

 

          Trong những ngày trước khi tôi đến, chư Tăng ni và Phật tử từ các nước Âu Châu hay Canada cũng đã có mặt. Những ngày 04, 05, 06 và 07 tháng 05 năm 1990 gồm bốn lễ chính : 

 

*.-  Cung an Chức sự cho chương trình Đại giới đàn. 

 

*.-  Khánh thành ngôi chùa Thiện Minh và cử hành Đại lễ Phật đản 2543. 

 

*.-  Lễ truyền giới cho Giới tử xuất gia và tại gia. 

 

          *.- Lễ cúng ngọ, thỉnh linh và thỉnh thập loại cô hồn an vị trước khi có lễ Đại thí Mông Sơn Chẩn tế Bạt độ Cô hồn (Lễ nây dài bốn giờ rưởi, do Đại đức Thích Quán Không ở chùa Khuông Việt tại Na-Uy, làm Sám chủ). 

 

          Từ ngày 04, 05 và 06 tháng 05-1990, tôi được công cử trong Đại giới đàn với chức vụ Đệ nhất Tôn chứng sư, thuyết giảng Ý nghĩa Phật đản và Chứng minh kiêm Sám chủ cúng ngọ, thỉnh linh, thỉnh thập loại cô hồn an vị. 

 

Vấn đề Đại giới đàn gồm : 

 

*.-  Thập thiện giới trên tám chục vị, 

 

*.-  Tại gia Bồ tát giới có :  125 vị, 

 

*.-  Sa di ni có :  07 vị, 

 

*.-  Da di có :  04 vị, 

 

*.-  Thức xoa Ma na ni có :   03 vị, 

 

*.-  Tỳ kheo ni có :  05 vi, 

 

*.-  Tỳ kheo có :  07 vị.

 

          Sau đó,  vào lúc 7giờ30 chiều, lễ nhiên hương cúng dường. Lễ nầy ban Kiến đàn cũng như Hội đồng Thập sư quyết định chỉ dành cho lớp Tân tỳ kheo và Tỳ kheo ni mà thôi. 

 

          Thứ hai, ngày 08 - 05, cùng chư Tăng đến thành phố Vallence, cách Lyon hai giờ rưởi xe buýt để tham dự Phật đản ở chùa Phật Quang. Chùa nầy do thầy Tánh Thiệt cố vấn cũng như trực tiếp điều hành. Bổn đạo ở đây không đông, nhưng hiền hòa và phát tâm hộ đạo rất mạnh mẽ. Tôi đãm trách nhiệm vụ thuyết giảng. Thượng tọa Thích Minh Tâm chứng minh. Đặc biệt là :  Con em đa phần sinh tại Lào hay sinh tại Pháp, nhưng phụ huynh bổn đạo của chùa Phật Quang đã vận động mở được một lớp dạy tiếng Việt rất khả quan. Tôi đã tận tay phát thưởng cho những em xuất sắc. 

 

          Thứ tư, ngày 09 - 05, về Paris thăm chùa Khánh Anh và chư Tăng. 

 

          Thứ năm, ngày 10 - 05, đi thăm chùa Linh Sơn, đảnh lễ Hòa thượng Thích Huyền Vi và vấn an chúng lý. Hầu hết chúng lý ở đây tôi đã được gặp trong Đại giới đàn Âu Châu ở chùa Thiện Minh rồi. Kế đến, viếng thăm chùa Hoa Nghiêm và đảnh lễ Hòa thượng Thích Trung Quán cũng như vấn an chúng lý. Viếng thăm chùa Quán Âm và đảnh lễ Hòa thượng Thích Chân Thường. 

 

          Thứ sáu, ngày 11 - 05, lên đường đi Hòa Lan với Thượng tọa Tánh Thiệt. Tôi chứng minh và thuyết giảng Đại lễ Phật đản ở chùa Niệm Phật vào thứ bảy, ngày 12-05. Chùa nầy do Đại đức Thích Minh Giác khai sáng và trực tiếp làm Tọa chủ. Đại đức nổi tiếng hiền hòa, vui vẻ. Có mật hạnh thích tụng kinh. Lễ xong, chiều hôm ấy chúng tôi lên đường đi Bỉ. 

 

          Chủ nhật, ngày 13 - 05, chứng minh kiêm thuyết giảng Ý nghĩa Phật đản tại chùa Tuệ Giác (Liège - Bỉ). Ngôi chùa nầy của hội, chưa có vị trú trì. Quý Thượng tọa Minh Tâm, Tánh Thiệt và Như Điển thay nhau lo liệu. Trên đường trở lại Lyon, chúng tôi ghé thăm chùa Hoa Nghiêm của Hòa thượng Thích Trung Quán ở Bruxelle (Bỉ). Chùa nầy do sư cô Thích Nữ Đàm Phương, đệ tử của ngài làm Trú trì. Đặc biệt hai ngôi chùa ở Pháp và Bỉ, các tôn tượng thờ phượng ở chánh điện cũng như trang trí trong khuôn viên đều do ngài tự tay tạc lấy. Tuy không mấy đẹp đẽ về nghệ thuật, nhưng nói lên được tâm chất dĩ chí phụng đạo của ngài. 

 

Thứ ba, ngày 15 - 05, trở lại chùa Thiện Minh. 

 

          Thứ tư, ngày 16 - 05, đi tham quan trụ sở Liên Hiệp Quốc và hồ Genève. Chiều đến, thuyết giảng cho hàng Phật tử tại Niệm Phật Đường Trí Thủ, với đề tài :  Thế Nào Gọi Là Ăn Chay ?  Nơi đây, Đại đức Thích Quảng Hiền làm Tọa chủ. 

 

          Thứ sáu, ngày 18 - 05, đi Marseille thăm chùa Pháp Hoa và đảnh lễ Hòa thượng Thích Thiền Định. Ngôi chùa nầy cũng được xây cất theo kiểu đông tây chung hợp. 

 

          Tiếp theo là ghé thăm Phổ Đà Ni Tự của Ni sư Thích Nữ Như Tuấn. Tôi và Thượng tọa Tánh Thiệt trở lại Lyon cùng ngày để tối hôm đó phải đi tàu về Paris cho kịp tham dự Đại lễ Phật đản của chùa Khánh Anh do Thượng tọa Thích Minh Tâm tổ chức trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật.

 

          Thứ ba, ngày 22 - 05, tôi cùng quý thầy lái xe đi thăm viếng các chùa và hội Phật giáo tại Tây Đức. Chúng tôi đến chùa Viên Giác lúc sáu giờ chiều, lễ Phật, thăm Thượng tọa Thích Như Điển và chúng lý cũng như tim hiểu tin tức Phật sự ở đây. 

 

          Thứ tư, ngày 23 - 05, chúng tôi lái xe đi Bá Linh để thăm hội Phật giáo và chùa Linh Thứu. 

 

          Thứ năm, ngày 24 - 05, buổi sáng được Phật tử địa phương cho đi thăm một vài thắng cảnh có tính cách lịch sử như :  Chỗ nhà Độc tài Hitler dùng để hành quyết tội nhân hoặc treo cổ, hoặc bắn tập thể, hoặc chặt đầu, . . .   Qua biên giới Đông Bá Linh để xem tận mắt bức tường ô nhục được phá sập. Đến tận chân tường gần một cái lạch không lớn lắm, bên nầy bờ tuy là tự do, nhưng đầy mã mồ, bia ký ghi tên những người từ bên kia bờ Cộng sản vượt thoát tìm tự do, không may bị bắn chết tại nơi nầy.  

 

          Chúng tôi cũng ký tên, xách búa đập tường cùng với dân tự do đang hết lòng xóa tan sự ngăn cách từ lâu của nước Đức, sau Tổng thống Reagan một tuần đúng. Bên cạnh đó chúng tôi gặp được một số đông con em mà nhà cầm quyền Hà Nội đưa đi lao động ở Đông Đức. Một số có sống ở chế độ Việt nam Cộng hòa, thì tìm cách vượt qua Tây Bá Linh để xin tỵ nạn. Một số lớn còn lại bị Hà Nội nhồi sọ, nên họ đang bơ vơ. Số nầy sẽ được trở lại Việt Nam sau khi bức tường hoàn toàn dọn sạch. Được biết kinh phí nầy có thể lên quá 180 tỷ Đức kim và hoàn toàn do Tây Đức gánh chịu. Vào khoảng 2giờ30 chiều cùng ngày, tôi thuyết giảng tại đây với đề tài Tu Mau Kẻo Trễ. Sau đó, một số Phật tử theo chúng tôi trở về Hamburg để viếng thăm chùa Bảo Quang do Ni si Thích Nữ Diệu Tâm là Trú trì. 

 

          Thứ sáu, ngày 25 - 05, chúng tôi trở lại chùa Viên Giác để chuẩn bị dự Đại lễ Phật đản ở đây. 

 

          Thứ bảy, ngày 26- 05, từ 9giờ đến 11 giờ sáng, Thượng tọa Thích Minh Tâm chứng minh và tôi thuyết giảng trước hàng ngàn Phật tử khắp nước Đức về đây để cùng cử hành Phật đản 2534. Một đề tài nóng hổi cho hàng Phật tử đã hoan hỷ yêu cầu, đó là :  Phật tử Về Chùa, Đi Chùa hay Đến Chùa ?  Chiều hôm ấy còn có chương trình đại nhạc hội đặc biệt cúng dường Phật đản. Ngoài những ca sĩ địa phương như Phượng Mai, các ban múa các các hội Phật giáo còn có ba ca sị thượng thặng là Lệ Thu, Hà Thanh và Kim Anh từ Mỹ qua. Ba nữ danh ca nầy cũng đã trình diễn tại Paris do chùa Khánh Anh tổ chức. 

 

          Chủ nhật, ngày 27 - 05, chư Tăng và hàng Phật tử cử hành Đại lễ Phật đản dưới sự chúng minh của Thượng tọa Thích Minh Tâm. Cũng trong chiều nầy chúng tôi lái xe đi thăm các chùa ở vùng Bắc Âu. 

 

          Thứ hai, 28 – 05, hai chúng tôi lái xe để lên tàu băng qua vịnh đến Thụy Điển, nhưng, không ghé thăm thầy Quảng Nhiên vì đã gặp nhau nhiều lần ở Pháp cũng như ở Đức. Vả lại, từ biên giới Đan Mạch vào chùa Thọ Quang trên tám trăm cây số. 

 

          Thứ ba, ngày 29 - 05, chúng tôi đến thăm chùa Khuông Việt thành phố Oslo của Na Uy. Chùa nầy do Đại đức Thích Trí Minh làm Trú trì. Có thêm ba vị nữa là :  Đại đức Thích Quán Không (một Gia trì sư, một Sám chủ chẩn tế và là một Công văn nghi lễ khá vững chắc) và thêm hai vị Đại đức từ trại ty nạn mới qua độ hai tháng hơn. Tại nơi đây, thầy trụ trì phát tâm đãi một bữa cơm chay vô cùng đặc sắc tại nhà hàng của một bổn đạo trong chùa. Bữa ăn nầy là cho quý thầy và Phật tử có mặt hôm đó sẽ không bao giờ quên về món khai vị, … 

 

          Thứ tư, ngày 30 - 05, trở lại Đan Mạch và thuyết giảng ở chùa Quảng Hương, do Đại đức Thích Quảng Bình làm chủ. Đề tại nói chuyện nơi đây là :  Bổn Phận Của Người Phật Tử. 

 

          Thứ năm, ngày 31- 05, trở lại Lyon và và về lại Paris để cho kịp chứng minh lễ hiệp kỵ kỳ siêu cũng như thuyết giảng về  Pháp Môn Niệm Phật trong ngày Chủ nhật 03-06-1990. 

 

          Từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 06, hướng dẫn chúng lý chùa Khánh Anh học nghi lễ và môn tán tụng (theo điệu miền Trung - Huế). 

 

          Chủ nhật, ngày 10 - 06,  vào lúc 10giờ30 sáng, thuyết giảng ý nghĩa Sáu Phép Hòa Kỉnh ở chùa Thiện Minh (Lyon) lần chót để từ giả và về lại Paris, sáng sớm hôm sau ra phi trường trở lại Từ Đàm Hải Ngoại. 

 

          Sau chuyến viếng thăm và thuyết giảng cũng như tìm hiểu sự sinh hoạt của cộng đồng Phật Giáo Âu châu, theo sự nhận xét của tôi thì :  Không khí Phật tử ở Âu châu thích đi chùa và làm Phật sự nhiều. Rất có tinh thần tu học, nhất là các lớp của khóa Phật Pháp Âu Châu có hiệu quả đáng kể ;  tuổi trẻ tham dự học giáo lý càng ngày càng đông. Các vị Thượng tọa Minh Tâm, Tánh Thiệt và Như Điển làm việc với nhau rất chặt chẽ và hòa nhịp. (Ở Na Uy, khóa tu học mùa đông rất đông. Là người Phật tử có ăn chay niệm Phật, có đi chùa tụng kinh và nghe quý thầy hướng dẫn giáo lý, thì không bao giờ sắm sửa cây Noel và ăn tiệc Noel, dù họ ở trong một quốc gia mà tôn giáo cũng giống như các nước Âu Châu và Hoa Kỳ vậy).  

 

          Có lẽ một phần vì địa dư hẹp nên dễ liên lạc và dễ di chuyển. Hàng xuất gia ít bị xé lẻ, không tự tung tự tác, do đó sự kết hợp rất dễ dàng. Lớp Tăng trẻ từ trại tỵ nạn mới đến định cư không bị đầu độc. 

 

          Trái lại, Hoa Kỳ là một vùng đất quá rộng, bên cạnh đó có quá nhiều giáo phái. Có khi một vị sư học chưa hết cuốn luật tiểu, ở quê nhà không biết thầy (từ Đại đức trở lên) hay chú (Sa di), khi qua đến Hoa Kỳ, một phần muốn xưng hùng xưng bá, một phần có một vài hội Phật giáo cần có vị sư giữ chùa, không biết vô tình hay cố ý đưa vị sư ấy đến chỗ tự hào, tự đắc. Khổ nỗi, vị sư ấy không lượng được sức mình, mục hạ vô nhơn, nên đi quá xa nếu không muốn nói là lố bịch. Thậm chí, khi tụng kinh cũng không thuộc nổi phẩm kinh A Di Đà. Thế nhưng, ở đằng sau đó, có một vài vị sư đã một thời tên tuổi ở quê nhà làm cố vấn không tên, sai sử. Hoặc muốn có vây cánh cho nhiều mà không cần nghĩ đến phẩm hạnh, hoặc chứng tỏ là cũng đang còn phong cách, hoặc là muốn lờ đi những trang sử đau thương của Phật giáo, . . .  phong cho chức nầy chức nọ. Sai sử không được thì xúi thuộc hạ làm thơ rơi, thơ rớt, . . .  Và, thậm chí cho đó như là một chiến thắng đáng kể. Cuối cùng, vị sư ấy không tự chủ, không thấy con đường đã chọn sẽ ra sao, rồi cũng phải thuận theo giòng đời của thế tục. Thấy mà buồn cho Phật pháp trong thời nầy. 

 

          Thành thật mà nói, ở Âu Châu không có cái nạn như vậy. Phái nào làm theo phái đó. Cứ trật tự mà làm theo Phật pháp. 

 

          Từ đó, theo tôi nghĩ, Phật giáo ở Hoa Kỳ hay Canada cũng như Úc Châu khó mà thống hợp được như sự mong muốn của chư tôn giáo phẩm và hàng Phật tử chân chính. Chỉ còn một điều mong ước là Phật tử nên sáng suốt trong việc hộ đạo.

 

1Hiện Tình Phật Giáo Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Chú Đại Bi Lược Giải . Thích Tín Nghĩa
1Cốt Tủy Nghi Lễ Phật Giáo . Thích Tín Nghĩa
1Từ Đàm Quốc Nội Quốc Ngoại . Thích Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Chẩn Tế Cô Hồn . Thích Tín Nghĩa
1Hiền Lương Chí Lược Tân Biên . Thích Tín Nghĩa
1Thiền Môn Văn Điệp (Hán Văn) . Thích Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Khánh Thành và Đại Hội. Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ. Tín Nghĩa
1Tưởng Niệm Ôn Mật Hiển. Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập. Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Tụng Niệm Đặc Biệt . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Phổ Thông. Tín Nghĩa
1Nhơn quả. Thích Tín Nghĩa
1Tổ Liễu Quán. Thích Tín Nghĩa
1Ba ngày rằm. Thích Tín Nghĩa
1Tách trà còn nóng. Thích Tín Nghĩa
1Đạt Ma Huyền Trang. Thích Tín Nghĩa
1Pháp khí và Pháp phục. Thích Tín Nghĩa
1Những Bước Chân Đi Qua. Thích Tín Nghĩa
1Vulan nghĩ về Đấng Sinh Thành Thích Tín Nghĩa
1Tình pháp lữ giữa tôi và HT Thiện Trì. Thích Tín Nghĩa
1Những kỷ niệm với HT Thích Đức Niệm. Thích Tín Nghĩa
145 Ngày Du Hóa Âu Châu. Thích Tín Nghĩa
1Ảnh Hưởng Thiền với Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Những Dấu Mốc Trong Hơn Nửa Thế Kỷ Qua. Thích Tín Nghĩa
1Mấy Mùa AN CƯ . Thích Tín Nghĩa
1Một Kỷ Niệm Khó Quên Với, Ôn Huyền Quang . Hậu học, Thích Tín Nghĩa
1 Ôn Già Lam . Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1Hình ảnh, Thích Tín Nghĩa
1An Cư là Một Tuyệt Tác của Tăng Già Hòa Hợp và Thanh Tịnh Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1 Chiếc Xe Đạp - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1TU - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1 Kỷ Yếu Cư Sĩ và Sự Thật Vùng Đất La Vang  Điều ngự tử  Thích Tín Nghĩa
1 Những Vần Thơ Xuân    Điều ngự tử  Thích Tín Nghĩa
1Những Tác Phẩm    Điều ngự tử  Thích Tín Nghĩa
1Nguồn Gốc Về Nguồn   Thích Tín Nghĩa
1Vu Lan nhớ về :  Thần Lực Chúng An Cư Thích Tín Nghĩa
1Tình Pháp Lữ :  TÍN NGHĨA - TRÍ HIỀN :Thích Tín Nghĩa
1Lần Đầu Tiên Đến Xứ Úc: Điều Ngự Tử Tín Nghĩa
1 Bóng Thời Gian: Điều Ngự Tử Tín Nghĩa
1 Hòa Thượng Xe Bus: Điều Ngự Tử Tín Nghĩa
1 Một Chữ: Điều Ngự Tử Tín Nghĩa

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”
Phật Đản Miền Đông Bắc Hoa Kỳ
Một Đạo Tràng Bố Tát Đặc Biệt
Đi Quanh Một Vòng Với Các Đạo Tràng An Cư – 2021
Mùa Xuân Tân Sửu – 2021
Thông Báo Mới Của CDC Chỉ Có 6% Số Người Tử Vong COVID -19 . . . .
Vu Lan 2564-2020 Nhớ Ơn Nhị Vị Hòa Thượng “Đức Niệm và Mãn Giác”
Luận về : Cái Chết Nguyên Con
Có Những Cái Chết
Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149262
Có 1 Khách Đang Online